Quy định pháp luật Việt Nam về chính sách thu hồi đất đai và vấn đề các quy định pháp luật khi thu hồi đất không được bồi thường. Hiện nay nhiều vấn đề thu hồi đất, thu (hủy) sổ đỏ sẽ được luật sư công ty Tuấn Lộc Real tư vấn và phân tích cụ thể thông qua Hotline: 0938 392 268.
1. Thu hồi đất là gì?
Khái niệm thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lí theo quy định của Luật đất đai.
Quy định pháp luật về thu hồi đất, Theo Điều 16 Luật đất đai năm 2013, Nhà nước thu hổi đất trong các trường hợp:
Điều 16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất
– Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
– Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai
2. Trình tự thủ tục thu hồi đất
Thủ tục thu hồi theo quy định của pháp luật gồm có:
Bước đầu tiên: Nhà nước thông báo thu hồi đất thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. UBND cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Tiếp đó khi có kết quả thống nhất, hoặc hết thời hạn thông báo thì UBND cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất đối với chủ sở hữu. Sau khi có quyết định thu hồi, UBND xã có trách nhiệm phối hợp với ban bồi thường, giải phóng mặt bằng tiến hàng kế hoạch thu hồi đất, kiểm tra, khảo sát, đo đạc. Khi này thì những cá nhân, tổ chức có đất bị thu hồi có trách nhiệm phối hợp thực hiện nhiệm vụ trên.
Tiếp đến trên cơ sở kết quả kiếm tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì ban bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trơ, tái định cư đối với từng tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có đất thu hổi để lấy ý kiến.
Khi phương án chi tiết được lập, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, nhất là các đối tượng bị thu hồi đất. Hình thức lấy ý kiến là:tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Cuối cùng, phương án được duyệt và thực hiện trên thực tế. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi bàn giao mặt bằng cho ban dự án, nhận tiền bồi thường và hưởng phương án tái định cư được lập và thông qua Theo đúng quy định tại Điều 93 Luật đất đai 2013, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
3. Các trường hợp bị thu hồi đất mà không bồi thường
Theo Điều 82 Luật Đất đai 2013 quy định
Cụ thể các trường hợp Nhà nước thu hồi đất nhưng không được bồi thường về đất gồm:
Những trường hợp không được Nhà nước bồi thường về đất theo khoản 1 Điều 76 Luật Đất đai 2013. Theo đó, các trường hợp dưới đây không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:
1) Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức;
2) Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;
3) Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;
4) Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;
5) Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
6) Đất được Nhà nước giao để quản lý;
Đất thu hồi trong các trường hợp “thu hồi đất do vi phạm pháp luật” và “thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người”
Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai:
7) Sử dụng đất không đúng với mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
8) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
9) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
10) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
11) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
12) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
13) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt hành chính mà không chấp hành;
14) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
15) Đất được nhà nước giao để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng
16) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
17) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
18) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
19) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn.
20) Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.
Trừ trường hợp đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường và không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật đất đai.
4. Dịch vụ tư vấn pháp lý về đất đai – Tuấn Lộc Real
Luật sư tư vấn về đất đai Đất là một trong những bất động sản có giá trị, do đó Nhà nước luôn tạo điều kiện và có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các việc như bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất;
Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất. Bên cạnh đó, để quản lý chặt chẽ về đất đai, nhà nước sẽ phân loại đất ra thành hai loại bao gồm đất phi nông nghiệp và đất nông nghiệp.
Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này hoặc bất kì vấn đề nào của pháp luật, đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi qua hotline 0938 392 268 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý:
– Tư vấn quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
– Giải đáp thắc mắc về trường hợp diện tích đất thực tế thấp hoặc cao hơn so với diện tích đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Giải đáp thắc mắc về chuyển mục đích sử dụng đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất.
– Tư vấn về thủ tục cưỡng chế thu hồi đất.
Công ty Dịch vụ Pháp lý Bất động sản Tuấn Lộc Real sẽ mang đến những giá trị thiết thực từ những kiến thức, kinh nghiệm, thái độ làm việc chuyện nghiệp và mọi thứ sẽ hợp pháp với pháp luật Việt Nam hiện hành. Và tất nhiên giá cả còn phải chăng nữa.
Hãy liên hệ với chúng tôi !
Dịch Vụ Tư Vấn Pháp Lý Bất Động Sản Tuấn Lộc Real
Địa chỉ: 107/6/13 Đường 38, Hiệp Bình Chánh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh Số Hotline: 0938 392 268 Gmail: Manhtuan1508@gmail.com Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng! |
Xem thêm:
- Dịch Vụ Xin Giấy Phép Xây Dựng – Tuấn Lộc Real
- Tư Vấn Hợp Thức Hóa Nhà Đất Trọn Gói Uy Tín Tại TPHCM
- Dịch Vụ Giấy Tờ Pháp Lý Nhà Đất Quận Thủ Đức