Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa yêu cầu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành trước ngày 1/6/2019.

0
1204

 

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc xử lý vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành .

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai khẩn trương tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 1/6/2019 để bàn giao cho đơn vị thi công, không làm ảnh hưởng đến tiến độ Dự án nêu trên.

Dự án đường cao tốc Bến Lức-Long Thành có tổng chiều dài toàn tuyến 57,1 km, đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An và Đồng Nai.

Theo Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), nếu TP HCM bàn giao mặt bằng sớm thì dự án có thể thông xe trước 20km đoạn cao tốc từ Bến Lức đến nút giao thông Nguyễn Văn Tạo (huyện Nhà Bè) vào tháng 9; còn hơn 37km đến huyện Long Thành (Đồng Nai) dự kiến hoàn thành cuối năm 2020.

Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành dài 57,7km, vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng (khoảng 1,6 tỷ USD), được khởi công tháng 7/2014, đi qua các tỉnh Long An, TPHCM và Đồng Nai, dự kiến thông xe cuối năm 2018 song đã lùi tiến độ hoàn thành vào cuối năm 2020. Dự án hiện đạt khoảng 70% khối lượng.

Cao tốc Long Thành – Dầu Dây đang bước vào hoàn thiện những nhịp cầu cuối cùng

Liên quan đến việc tháo dỡ cầu sắt Bình Lợi (Báo SGGP đã có vệt bài nêu quan điểm của các chuyên gia), Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ GTVT đã có phương án tháo dỡ cầu. Tuy nhiên vừa qua trên các phương tiện truyền thông có nhiều ý kiến cho rằng nên bảo tồn cây cầu này vì có “tuổi thọ” trên 100 năm.

Qua xem xét các tài liệu, bộ không thấy cầu này nằm trong danh mục phải bảo tồn. Tuy nhiên, bộ muốn lắng nghe ý kiến của UBND TPHCM. Về việc này, đồng chí Trần Vĩnh Tuyến cho biết, trong tuần sau sẽ có văn bản gửi Bộ GTVT.

Tuy nhiên quan điểm của TP, cầu sắt Bình Lợi đã quá xuống cấp, hơn nữa do cầu không nằm trong danh mục bảo tồn nên cần phải được tháo dỡ để đảm bảo an toàn cho các phương tiện qua lại trên cầu cũng như dưới nước.

Dự án là công trình quan trọng, nằm trong hệ thống đường cao tốc Bắc-Nam, khi hoàn thành, tuyến đường sẽ giúp giao thông giữa các tỉnh Tây và Đông Nam Bộ không phải qua trung tâm của TP HCM, rút ngắn thời gian lưu thông, vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh trong vùng.

Tuyến đường còn tạo thành một phần của tuyến hành lang kinh tế phía Nam thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, từ Bangkok (Thái Lan) qua Phnom Penh (Campuchia) đến TP HCM-Vũng Tàu. Đồng thời kết nối mạng cao tốc và quốc lộ với các cảng biển lớn của khu vực như Cái Mép-Thị Vải, Sao Mai-Bến Đình, sân bay quốc tế Long Thành…, qua đó sẽ khai thác hiệu quả các các dự án hạ tầng lớn của quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, du lịch của các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng, và cả nước nói chung.

Theo Trần Ngọc VOV

 

 

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here